Địa chỉ: ĐỒNG XOÀI BÌNH PHƯỚC
Chúng tôi là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tại ĐỒNG XOÀI BÌNH dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Chúng tôi tạo nên một môi trường để mọi trẻ đều có cơ hội phát triển. Với mục tiêu “Đánh thức ngôn ngữ – phát triển kỹ năng” Chúng tôi luôn hướng đến việc phát triển toàn diện cho trẻ về cả nhận thức, kỹ năng và tâm lý. Trong đó, chú trọng vào việc cải thiện khả năng ngôn ngữ, điều chỉnh hành vi và cách ứng xử của trẻ trong cuộc sống.
Trung tâm có dạy trẻ tự kỷ, tăng động giảm chú ý. Với học phí cạnh tranh , các phụ huynh có thể yên tâm về chất lượng dạy học cũng như môi trường để các bé phát triển tốt nhất.
THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRẺ EM
Sự phát triển của trẻ không chỉ đơn thuần là phát triển thể chất mà còn phát triển nhân cách.
Ngay từ khi chào đời, trẻ phát triển và học tập thông qua cuộc sống. Chúng ta quan sát sự phát triển của trẻ thông qua cách trẻ chơi, học, nói và cư xử.
Trẻ nhỏ có thể đạt các mốc phát triển ở độ tuổi khác nhau và không khó để nhận ra những tiến bộ mới của bé như biết cười, biết ê a hay lật, trườn, giao tiếp ngôn ngữ, vận động… Nhưng những dấu hiệu của việc chậm phát triển so với tuổi lại có phần “trầm lắng” hơn nhiều và chúng thường bị bỏ sót. Phát triển chậm phụ thuộc vào vấn đề bé gặp phải là thể lực hay trí lực.
Tham vấn tâm lý là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ họ tự tìm thấy tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.
Những kỹ năng như đi bước đi đầu tiên, lần đầu mỉm cười và vẫy tay “tạm biệt” được gọi là những mốc phát triển. Trẻ sẽ đạt được các mốc phát triển trong hoạt động vui chơi, học, nói, cư xử và vận động (bò, đi bộ…). Khi con của bạn không đạt được những mốc phát triển tại cùng thời điểm như những trẻ khác có cùng độ tuổi có thể coi là Chậm phát triển so với tuổi. Nếu con của bạn không phát triển phù hợp, bạn có thể hỗ trợ để con phát triển tốt hơn. Con bạn không thể tự vượt qua Rối loạn phát triển hay chậm phát triển. Nhưng với sự hỗ trợ, con bạn có thể đạt được mức tối đa tiềm năng của mình.
Tại chúng tôi, các chuyên viên tâm lý sẽ thực hiện các bài đánh giá, kiểm tra mức độ phát triển của trẻ bao gồm các bài kiểm tra ngắn để biết trẻ đang học được những kỹ năng cơ bản theo đúng độ tuổi hay không, hoặc để nhận biết sớm nếu trẻ có dấu hiệu chậm phát triển so với tuổi, cũng như các bài kiểm tra để nhận biết liệu trẻ có mắc phải các vấn đề về rối nhiễu tâm lý. Nếu không phát hiện sớm chậm phát triển so với tuổi ở trẻ, trẻ sẽ không được nhận những hỗ trợ cần thiết trong giai đoạn sớm. Một số vấn đề thường gặp ở trẻ trong giai đoạn đầu đời có thể kể đến tự kỷ, khuyết tật trí tuệ (còn được gọi là chậm phát triển trí tuệ) hoặc Tăng động giảm chú ý (ADHD). Bên cạnh đó, nhiều trẻ còn bị chậm phát triển về ngôn ngữ và những lĩnh vực khác. Tuy nhiên, chỉ dưới một nửa những trẻ này được phát hiện trước khi vào cấp 1. Điều này làm cho trẻ gặp khó khăn khi đến trường. Dù con bạn ở tuổi nào đi nữa, nhận ra và xử lý vấn đề càng sớm càng tốt, để trẻ nhanh chóng hòa nhập và phát triển bình thường.
DẠY CHO TRẺ CHẬM NÓI ĐỒNG XOÀI BÌNH PHƯỚC
Quy trình can thiệp tâm lý cho trẻ tại chúng tôi
Dựa theo kết quả kiểm tra, đánh giá ban đầu và phác đồ trị liệu từ chuyên gia, chuyên viên tâm lý sẽ bắt đầu quá trình can thiệp điều trị theo quy trình sau:
Trong 3 tuần đầu: chuyên viên sẽ giúp bé làm quen với mình và môi trường điều trị thông qua những trò chơi đặc biệt, các bài hát, các hoạt động tương tác.
Từ tuần thứ 4 – tuần 7: chuyên viên sẽ áp dụng chương trình điều trị thông qua các hoạt động như:
Trò chơi nhận thức giác quan
Trò chơi phát triển vận động
Trò chơi phối hợp tay mắt
Từ tuần thứ 8 – tuần 12: chuyên viên dựa theo kết quả kiểm tra, đánh giá ban đầu và phác đồ trị liệu sẽ tập trung sâu vào từng trường hợp riêng của mỗi bé để áp dụng các chương trình điều trị riêng như:
Các bài tập rèn luyện kỹ năng xã hội
Các bài tập rèn luyện tư duy
Các bài tập tăng về cử động cơ miệng, tập nói, tập hát theo yêu cầu
Các bài tập tiếp xúcm rèn luyện khả năng phối hợp tay mắt
Các bài tập rèn luyện khả năng chú ý, tập trung
“Khi nào con tôi có tiến triển?”
Đây là câu hỏi, mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh có con cần hỗ trợ can thiệp tâm lý. Đối với mỗi trẻ khi đến với chúng tôi đều được chuyên gia, chuyên viên tâm lý theo dõi, đánh giá việc học của bé tại trung tâm; đồng thời họp chuyên môn hàng tuần để đưa ra phương hướng can thiệp hiệu quả nhất cho trẻ. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến quá trinh điều trị của bé là giai đoạn điều trị phối hợp tại chúng tôi và sự quan tâm chăm sóc trẻ đúng cách tại gia đình. Thông thường trẻ sẽ có những thay đổi đáng kể từ tuần thứ 11, tuy nhiên tuỳ thuộc vào khả năng của trẻ và sự phối hợp của gia đình mà những thay đổi này có thể đến sớm hay chậm.
Hơn hết, mỗi giáo viên, nhân viên tại chúng tôi đều cố gắng hết mình để giúp trẻ mau chóng cải thiện được tình trạng của mình và sớm hoà nhập lại với nhịp phát triển của các bạn cùng lứa.
CAN THIỆP CÁ NHÂN (kèm 1 giáo viên – và một bé) ĐỒNG XOÀI BÌNH PHƯỚC
Để tăng cường tối đa tiến trình cải thiện khả năng ngôn ngữ và phát triển nhận thức của trẻ, chúng tôi cung cấp cả chương trình can thiệp theo nhóm và can thiệp cá nhân. Kết quả của các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, việc kết hợp này thật sự mang lại những thay đổi rõ rệt đối với quá trình can thiệp tâm lý của trẻ, giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập với các bạn. Từ kết quả của các nghiên cứu trên, các chuyên gia, chuyên viên tâm lý tại chúng tôi đã tổng hợp và biên soạn ra chương trình can thiệp cá nhân tương ứng với mỗi tình trạng của trẻ cũng như áp dụng liệu pháp hội họa và âm nhạc.
Chương trình can thiệp cá nhân của chúng tôi trước hết tập trung vào các bài tập về phát triển nhận thức và cải thiện ngôn ngữ cho trẻ. Giáo viên sẽ căn cứ hồ sơ thông tin đánh giá ban đầu để soạn ra các hoạt động phù hợp với tình trạng của từng trẻ và sẽ gửi báo cáo hàng tuần cho chuyên viên tâm lý để có hướng can thiệp tốt nhất. Các báo cáo này cũng sẽ được gửi đến phụ huynh kèm theo các đề xuất hay các bài tập để gia đình có thể phối hợp cùng trung tâm.
Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng liệu pháp mỹ thuật và âm nhạc kết hợp massage điều hòa giác quan trong việc can thiệp tâm lý cho trẻ. Với liệu pháp mỹ thuật, trẻ sẽ có thể biểu lộ được nội tâm của mình hay những suy nghĩ mà trẻ chưa thể biểu lộ. Việc này giúp trẻ có thể giải tỏa cảm xúc tiêu cực của mình và chia sẻ với người khác.Từ đó, giáo viên sẽ có thể hiểu được bé và đưa ra các hoạt động tương ứng để điều chỉnh tâm lý và hành vi của bé. Trong khi đó, liệu pháp âm nhạc kết hợp cùng massage điều hòa giác quan giúp các em trung hòa cảm xúc của bản thân để có thể bình tĩnh và tập trung hơn cho các hoạt động khác.
Nếu như can thiệp nhóm giúp duy trì và phát triển các kỹ năng cần thiết của trẻ như: giao tiếp đa đối tượng, bắt chước, tập chú ý, học quy tắc, chơi theo lượt… thì can thiệp cá nhân giúp điều hòa cảm xúc và tập trung cải thiện các kỹ năng mà trẻ thiếu hụt. Với tần suất 30 phút can thiệp cá nhân mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần, chương trình can thiệp kết hợp tại chúng tôi sẽ đẩy nhanh quá trình can thiệp tâm lý cho trẻ, giúp trẻ nhận thức tốt hơn môi trường xung quanh, cải thiện khả năng ngôn ngữ và từng bước cải thiện hành vi.
GIÁO DỤC SỚM THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỒNG XOÀI BÌNH PHƯỚC
Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 2-3 tuổi: Những cột mốc quan trọng.
Khi trẻ 2 tuổi, đây là giai đoạn trẻ có những thay đổi lớn về trí tuệ và cảm xúc giúp các con khám phá về mọi điều xung quanh. Ở giai đoạn này thì học nói là điều vô cùng quan trọng với các bé. Trẻ sẽ tiếp thu ngôn ngữ thông qua cách ba mẹ chỉ dạy, cách ba mẹ giao tiếp với bé hoặc có thể thông qua các chương trình truyền hình hoặc trò chơi.
Tầm quan trọng của giáo dục sớm cho trẻ, và nhất là đối với trẻ 2 tuổi là vô cùng quan trọng. Dựa trên những khả năng mà trẻ 2 tuổi có thể đạt được như đã chia sẻ ở trên thì bố mẹ nên tìm hiểu về các chủ đề để dạy trẻ 2 tuổi, từ đó mới xây dựng được cho bé các chương trình học và phát triển cho trẻ. Sau đây là những điều mà bố mẹ nên dạy trẻ 2 tuổi.
Ba mẹ nên xây dựng những chương trình rèn luyện kỹ năng vận động thô: đi bộ, chạy nhảy,… và rèn luyện kỹ năng vận động tinh: như dạy con cầm bút tô màu, xé giấy…
Ba mẹ dạy con để con phát triển ngôn ngữ: nói chuyện cùng con, dạy con bộ phận cơ thể, dạy con ghép câu đơn giản… giao tiếp thật nhiều cùng con.
Ba mẹ nên dạy con tự lập: dạy con tự làm những việc đơn giản của riêng bé như tự đánh răng, tự ngồi bô, dạy con cách tự đi vệ sinh,…
Ba mẹ cũng cần dạy con tương tác với xã hội, như dạy con giao tiếp với các bạn, hợp tác cùng làm việc gì…
Ngoài ra ba mẹ có thể dạy cho bé phát triển về thẩm mỹ cá nhân…
Ở giai đoạn 2-3 tuổi, vốn từ vựng của trẻ tăng lên gần gấp đôi. Trẻ nói được những câu dài và rõ ràng hơn, có thể vừa chơi vừa trò chuyện thoải mái.
Trẻ 2-3 tuổi học thêm từ mới hằng ngày, nên vốn từ vựng tăng lên nhanh chóng, quá trình phát triển ngôn ngữ diễn ra mau lẹ hơn. Ở giai đoạn này, số từ mà trẻ hiểu được sẽ nhiều hơn số từ mà trẻ có thể sử dụng được.
Trẻ sẽ biết dùng và kết hợp nhiều loại từ hơn, như danh từ, động từ, tính từ, đại từ, từ chỉ địa điểm, các từ so sánh tương đối và tuyệt đối, từ để hỏi… Ngoài ra, trẻ cũng bắt đầu biết cách xưng hô: “con”, “bố”, “mẹ”, “bà”… và hiểu được các khái niệm “của con “của bố mẹ”,…
Cụ thể hơn, ở lứa tuổi này, trẻ sẽ phát triển những kỹ năng sau:
1. Nói đúng ngữ pháp
Ở giai đoạn này, trẻ sẽ:
Bắt đầu biết nói các câu gồm 2-3 từ (trước khi tròn 3 tuổi), như: “Ăn cơm”, “Mẹ lấy”, “Mẹ đi xe”…
Nói những câu đúng ngữ pháp và đầy đủ hơn. Ví dụ, thay vì “Con ăn”, thì trẻ nói: “Con đang ăn”.
2. Hiểu ngôn ngữ
Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, trẻ sẽ hiểu ngày càng nhiều những gì người khác nói với mình, cũng như cách nói chuyện. Ở giai đoạn 2-3 tuổi, trẻ sẽ:
Hiểu những chỉ dẫn có từ 1-2 bước, nếu đó là chỉ dẫn liên quan đến những điều trẻ đã biết. Ví dụ: “Con nhặt đồ chơi lên và đặt vào thùng nhé!”.
Bắt đầu biết trả lời các câu hỏi của người lớn, như ai, cái gì, ở đâu. Tuy nhiên, với các câu hỏi tại sao và làm thế nào thì trẻ có thể chưa biết cách trả lời.
Biết nhờ bố mẹ giúp đỡ nếu không biết làm việc gì đó.
Ghi nhớ các hoạt động sinh hoạt thường ngày và đoán được những việc mình sẽ làm tiếp theo. Ví dụ, nếu bố mẹ bảo trẻ đi giày, trẻ sẽ biết mình sắp được đi chơi.
3. Phát âm
Trẻ dưới 3 tuổi vẫn có thể có cách phát âm khác người lớn, nhất là với các phụ âm khó hoặc thanh điệu.
Khi lên 3, trẻ sẽ nói thành thạo và rõ ràng hơn, đến mức người lạ cũng có thể hiểu được khoảng 3/4 những gì trẻ nói.
4. Giao tiếp
Trẻ 2-3 tuổi sẽ:
Bắt đầu biết đợi đến lượt mình khi trò chuyện, có thể trò chuyện qua lại với bố mẹ nhưng cuộc hội thoại sẽ ngắn thôi.
Biết kể về những gì xảy ra trong ngày. Với sự hỗ trợ từ bố mẹ, trẻ sẽ có thể kết nối các sự kiện với nhau để tạo thành một câu chuyện đơn giản. Ví dụ khi trẻ nói: “Con đi cửa hàng”, mà bố mẹ hỏi: “Con làm gì ở cửa hàng?”, trẻ sẽ đáp: “Mua búp bê”. Ngoài ra, trẻ cũng có thể kể câu chuyện đơn giản do mình tự sáng tạo ra dựa trên những trải nghiệm thực tế, mặc dù trẻ sẽ bỏ sót khá nhiều.
Nói về người, sự vật không hiện hữu trước mặt, ví dụ như: “Bà đi chợ” hay “Quả bóng trên cây”.
Bắt chước cách nói chuyện của người lớn.
5. Thể hiện sự phát triển ngôn ngữ trong những lúc vui chơi
Trẻ 3 tuổi thường biết kết hợp việc trò chuyện với chơi đùa, như nói chuyện với đồ chơi chẳng hạn. Trẻ cũng bắt đầu chơi theo nhóm với các bạn khác, biết chia sẻ và chơi theo lượt.
Giúp cho trẻ 2-3 tuổi phát triển ngôn ngữ, nhận thức và trang bị các kỹ năng sống cần thiết, chúng tôi tổ chức khoá học “Giáo dục sớm thời điểm vàng“, để con chúng ta phát triền đúng cột mốc, đúng phương pháp giáo dục hiện đại và khoa học.
Phát triển ngôn ngữ, thông minh giao tiếp.
Phát triển quan sát, thông minh hình ảnh.
Phát triển liên tưởng, thông minh tư duy.
Phát triển yêu thương , thông minh cảm xúc.
Phát triển kỹ năng xã hội, tự tin – tự.
QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
Chúng tôi luôn tuân theo một quy trình cụ thể, chi tiết và sử dụng các phương pháp can thiệp mới nhất do các chuyên gia, chuyên viên tâm lý xây dựng.
Từ đó tạo nên môi trường tốt nhất để can thiệp cho trẻ, giúp trẻ mau chóng cải thiện khả năng ngôn ngữ cũng như biết điều chỉnh hành vi tốt hơn.
Và để thuận tiện hơn trong việc tư vấn, kiểm tra, đánh giá tình trạng của trẻ và cùng phối hợp với Chúng tôi trong quá trình can thiêp tâm lý cho trẻ, phụ huynh vui lòng gọi trực tiếp cho bộ phận chăm sóc khách hàng Chúng tôi qua Hotline: 0353368779 để đặt lịch test tâm lý cho trẻ trước khi đến trực tiếp trung tâm để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể
Lưu ý: Đối với dịch vụ đặt lịch tư vấn tâm lý, nhân viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi sẽ gọi lại trong vòng 4 giờ làm việc để xác nhận cuộc hẹn. Trong trường hợp lịch làm việc của chuyên gia hay khung giờ quý phụ huynh chọn đã thay đổi thì chúng tôi sẽ đề nghị quý phụ huynh chuyển khung giờ phù hợp hơn.
Chúng tôi chỉ giữ cuộc hẹn của quý khách trong vòng 15 phút kể từ giờ hẹn.
Quý phụ huynh vui lòng báo hủy lịch nếu không thể đến đúng hẹn.
CHỈNH ÂM CHO TRẺ
“Lúc cháu còn bé, nói ngọng thì cả nhà thấy dễ thương, hay hay, cứ nghĩ con lớn sẽ tự khỏi. Đến khi con sắp đi học vẫn líu lo, mình chủ quan nghĩ con lớn hơn nói bị bạn chê sẽ tự biết xấu hổ mà điều chỉnh, không ngờ việc này ảnh hưởng xấu đến cháu như vậy. Mình thực sự ân hận vì không cho con đi chữa sớm.“
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng. Một số trẻ ngậm núm vú giả nhiều, ngoài ra rối loạn phát âm có thể là hậu quả của rối loạn hành vi. Có trẻ chơi game, xem TV quá nhiều, dẫn tới tình trạng học ngôn ngữ không qua nghe – nói mà qua nhìn – nói, khiến cung thính giác không được kích thích gây rối loạn phát âm. Những trẻ này ngoài nói ngọng còn hay cáu giận.
Bố mẹ cũng ảnh hưởng phần nào đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, chẳng hạn, khi thấy con nói ngọng bố mẹ không chỉnh ngay từ đầu, ít chơi với trẻ… Một số trẻ còn bắt chước người trong nhà nói ngọng. Vì thế, nếu gia đình có người lớn nói ngọng, trẻ dễ nói theo.
Bên cạnh đó, trẻ bị các bệnh ảnh hưởng đến đường phát âm như bệnh mũi xoang, viêm VA, tổn thương thực thể như dị dạng đường phát âm, ngắn hãm lưỡi, sứt môi hở hàm ếch, tổn thương miệng… cũng hay nói ngọng.
Theo một số tài liệu, nguyên nhân là trẻ có vấn đề khiếm khuyết trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Nhiều trẻ có thể ngọng tới 7-8 tuổi rồi tự hết nhưng việc nói không rõ này có thể ảnh hưởng nhiều đến việc học hành, giao tiếp, sự tự tin của trẻ.
Trẻ bị nói ngọng phụ huynh cần làm gì?
Khi nhận thấy bé có những dấu hiệu bất thường trong hành vi và ngôn ngữ – giao tiếp tương tác, cha mẹ cần đưa đi thăm khám để có kế hoạch can thiệp sớm và hiệu quả nhất. Người lớn không nên chủ quan, coi nói là quá trình tự nhiên, để mặc trẻ, cần quan tâm đến sự hình thành ngôn ngữ của trẻ. Theo dõi những bất thường để sớm cho con đi khám và can thiệp kịp thời.
Khoá học Khai Ngôn kết hợp giữa Âm ngữ trị liệu & Phát triển sự tự tin bằng ngôn ngữ sẽ giúp cho trẻ:
Phát âm chuẩn, to – rõ
Cải thiện các tật về phát âm
Gia tăng vốn từ và khả năng diễn đạt
Kích hoạt ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ tư duy
Phát triển khả năng sáng tạo bằng công cụ kể chuyện
Vui chơi thông qua các hình thức đóng kịch, sắm vai
Xây dựng sự tự tin khi giao tiếp và chủ động tương tác
TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM HAPPY HOUSE ĐỒNG XOÀI BÌNH PHƯỚC
Địa chỉ: TÂN PHÚ , ĐỒNG XOÀI , BÌNH PHƯỚC
☎️ Để giúp con bạn phát triển tốt hơn hãy liên hệ số điện thoại :
02763535566 – 0382630032 (Văn phòng Happy House)